Tháng 9/2016, một trong những trang tin lớn tại Việt Nam (tên báo không được nêu rõ vì lý do bảo mật) đã phải hứng chịu một cuộc tấn công gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng.
Cụ thể, hệ quản trị nội dung (CMS) đã bị hacker xâm nhập dẫn đến tình trạng mất trắng dữ liệu trên hệ thống, trang báo lớn phải ngừng hoạt động trong vài ngày. Thay vì tập trung sản xuất nội dung và các tin tức chất lượng, trang báo này đã phải dồn hết nguồn lực và tâm trí cho việc khôi phục dữ liệu, chạy lại hệ thống nhằm đưa website hoạt động bình thường trở lại.
Hậu quả mà trang tin điện tử phải gánh chịu khi offline với độc giả là không giới hạn.
Sự cố offline trong thời gian dài gây ra trải nghiệm người dùng tồi tệ cấp lũy thừa so với việc tải chậm. Bởi việc tải chậm chỉ hơn 3 giây thôi đã gây ra 40% tỉ lệ rời bỏ và ảnh hưởng tới thứ hạng SEO trên Google. Trong khi đó việc offline của trang tin lớn lại tính bằng ngày, con số thiệt hại về độc giả và thứ hạng là không tưởng.
Độc giả thường sẽ không quan tâm lắm đến việc tại sao website ngừng hoạt động. Đồng thời phần lớn khách hàng cũng không thể phân biệt được việc trang web đang trải qua một cuộc tấn công hay hacker đã làm gì, chỉ cần website gặp sự cố, họ mất niềm tin vào công ty vì cho rằng công ty đã không nỗ lực bảo vệ khỏi xâm nhập và cứ thế tỷ lệ rời bỏ tăng lên. Sẽ phải mất khoảng thời gian rất dài để trang báo khôi phục lại uy tín với những người dùng của mình.
Cũng giống như bất kỳ website nào, báo điện tử giao tiếp với độc giả bằng con chữ, bằng nội dung, và những tin tức chất lượng nóng hổi. CMS bị tấn công, dữ liệu bị xóa, website bị sập trong vài ngày, trang tin trống trơn… đồng nghĩa với kênh giao tiếp duy nhất cũng bị xóa bỏ. Không có sự tương tác qua lại giữa tòa soạn báo và độc giả nữa, mọi công việc bị gián đoạn và ngừng trệ theo cách không mong muốn, gây ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động của cả một tổ chức.
Tuy nhiên, không phải cứ cố gắng là sẽ phục hồi được khi nội dung thông qua CMS đã bị xóa sổ hoàn toàn. Có thể nói nội dung chính là linh hồn của một trang báo điện tử và họ may mắn đã lấy lại được một phần nội dung, phục hồi website bằng một cách không ngờ: Đó chính là sử dụng Content Delivery Network (CDN)
CDN giúp quá trình phân phối nội dung được tăng tốc, độ tin cậy của nội dung tăng lên đáng kể, tác động trực tiếp đến cải thiện trải nghiệm người dùng, cho phép trang web cải thiện xếp hạng SEO và tạo ra lượng visit và doanh thu vượt trội… Chúng ta có thể kể ra một danh sách các lợi ích lớn lao của CDN cho tới hết bài viết, tuy nhiên lần này chúng không còn là ngôi sao của CDN nữa.
CDN “cache” nội dung (bao gồm hình ảnh, video, webpage…) trong các proxy server được đặt gần người dùng cuối hơn so với server gốc. Vì server gần với người dùng hơn nên CDN sẽ gửi nội dung với tốc độ nhanh hơn. Cũng chính nhờ Cache CDN mà các nội dung được lưu trữ lại, lúc này Cache CDN đóng vai trò như “nhà kho lưu trữ” các nội dung sẽ được hiển trị trên website. Nhờ tính năng này mà trang tin đã lấy lại được một phần dữ liệu của mình từ các CDN server, rút ngắn đáng kể khoảng thời gian phục hồi cho trang tin.