Thiếu tài trợ từ CEO, nhân lực không đủ năng lực, không thích nghi với thay đổi – nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào sau đây, bạn có thể sẽ muốn xem xét lại quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trước nguy cơ thất bại.
Chuyển đổi kỹ thuật số là xu thế có tính tất yếu trong kỷ nguyên 4.0 hôm nay. Không có một CIO nào lại không tìm cách tận dụng một vài công nghệ nổi trội như đám mây, phân tích, trí tuệ nhân tạo và học máy để nâng cao khả năng phục vụ khách hàng và chuẩn hóa các hoạt động.
Tuy nhiên, không phải cứ chuyển đổi số thì mọi vấn đề sẽ được cải thiện ngay lập tức.
Chỉ 14 phần trăm trong số 1.733 giám đốc điều hành kinh doanh được thăm dò bởi McKinsey vào tháng 9 năm 2018 nói rằng những nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số của họ đã duy trì cải thiện hiệu suất, với chỉ 3 phần trăm báo cáo thành công hoàn toàn về thay đổi bền vững.
1. Thiếu sự hỗ trợ từ phía các CEO
Theo Wipro Digital 35% giám đốc điều hành cho rằng việc thiếu một chiến lược chuyển đổi rõ ràng chính là rào cản cơ bản khiến doanh nghiệp không thể đạt được toàn bộ những lợi thế của chuyển đổi số. Và chiến lược đó cần bắt đầu ngay từ vai trò CEO, nhiều người trong số họ đang thất bại trong việc thiết kế một chiến lược mạch lạc, Rajan Kohli, phó chủ tịch cấp cao và người đứng đầu toàn cầu của Wipro Digital nói.
“Những nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số đang hướng đến đạt được tỷ suất ROI dự kiến, một phần vì chuyển đổi kỹ thuật số là vấn đề lãnh đạo cũng như vấn đề chiến lược, công nghệ, văn hóa và tài năng”.
2. Thiếu sự đồng thuận và thống nhất về ý nghĩa của chuyển đổi kỹ thuật số
CIO có thể xem chuyển đổi số như một cách để tăng hiệu quả vận hành doanh nghiệp, trong khi CMO có xu hướng xem chuyển đổi số là câu trả lời để tăng cường sự tham gia của khách hàng. Một chuyển đổi kỹ thuật số thực sự đòi hỏi cả hai.
Chìa khóa để chuyển đổi kỹ thuật số thành công thường không thể tách rời khả năng tạo ra trải nghiệm người dùng mới lạ, độc đáo. Để làm được điều này cần sự nỗ lực của toàn doanh nghiệp và trách nhiệm gắn kết những tiến bộ công nghệ trong doanh nghiệp thuộc về CEO.
3. Sai lầm khi chờ đợi kết quả từ người đi trước
Một trong những rào cản lớn nhất do chính các công ty tự đặt ra là trì hoãn chuyển đổi.
Người sở hữu nhiều tiềm năng thành công nhất khi chuyển đổi số là người bắt đầu đổi mới sớm nhất. Qúa trình chuyển đổi số thường diễn ra nhanh chóng và hầu hết các số liệu tài chính cũng nhanh trở nên lõi thời và không theo kịp tốc độ thay đổi.
Điều này có thể mang tính lý thuyết nhưng đổi mới hoặc bị thay đổi là một thực tế tất yếu. Vì vậy chủ động hay chuyển đổi phủ đầu có lẽ là bước đi chiến lược sáng suốt nhất.
4. Khó khăn trong xác định mục tiêu và cách thức chuyển đổi
Sau khi thoát khỏi chế độ “thám thính” ở trên do áp lực từ doanh số và đối thủ, các công ty lại loay hoay với rắc rối mới: cần thay đổi những gì và làm thế nào để thay đổi. Sự thiếu quyết đoán này có thể dẫn đến tình trạng tụt lại phía sau hoặc tệ hơn là các quyết định sai lầm.
Một trong những vấn đề lớn các doanh nghiệp phải đối mặt là điều chỉnh chiến lược số để theo đuổi các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là các mô hình công ty điều hành bởi các cổ đông. Đôi khi các quyết định phục vụ cho ngắn hạn không phải là phương án tốt nhất cho dài hạn.
5. Thất bại trong việc điều chỉnh nhu cầu công nghệ và tài năng
Một trở ngại lớn khác khi chuyển đổi là các doanh nghiệp không thực sự hiểu công nghệ họ muốn sử dụng và kỹ năng cần thiết để vận hành công nghệ đó. Doanh nghiệp có thực sự cần một mô hình mới khi chuyển đổi số? Cần bao nhiêu chuyên gia hoặc kỹ sư DevOps cho nhu cầu chuyển đổi này?
6. Không thích nghi với thay đổi
Thay đổi có thể là thách thức trong các doanh nghiệp nơi những người đứng đầu sở hữu một mức độ thoải mái nhất định. Mọi người xây dựng sự nghiệp và quyền lực dựa trên những gì họ biết và thật khó để từ bỏ những điều đó.
Thật vậy, 43% trong số 4.500 CIO được khảo sát cho rằng việc cưỡng lại sự thay đổi là trở ngại hàng đầu để đạt được một chiến lược kỹ thuật số thành công. Việc từ chối thay đổi có thể khiến quá trình bị đình trệ.
7. Sa lầy vào công nghệ
Trong trường hợp này, việc Không sẵn sàng thay đổi hay khả năng kết nối hoàn toàn giữa công nghệ và nhân viên có thể cứu CIO khỏi sa lầy vào việc ứng dụng công nghệ tràn lan. Mặc dù công nghệ là một thành phần thiết yếu trong chuyển đổi, việc áp dụng các công cụ không tương thích với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu khách hàng hay mở ra các mô hình kinh doanh số mới sẽ không mang lại nhiều giá trị,
Một vấn đề khác cũng thường xảy ra, các CIO cũng có xu hướng ưu tiên cho các công nghệ yêu thích, có thể là đám mây, blockchain, trí tuệ nhân tạo hay Internet of things (IoT). Đôi khi CIO thậm chí chỉ lựa chọn một công cụ duy nhất trong bộ công cụ của họ, và bỏ qua những công nghệ hoặc đối tác tiềm năng hơn. Ngoài ra việc lạm dụng các cảm biến, dữ liệu, phân tích… để cải thiện việc ra quyết định cũng là một thách thức.
8. Không cân đối mối quan tâm
Ngay cả khi đã kết hợp công nghệ với kỹ năng phù hợp, CIO có xu hướng tập trung vào đại tu cơ sở hạ tầng mà bỏ qua cải thiện giao tiếp khách hàng. Chuyển đổi số thành công sẽ giải quyết song song cả hai mặt của vấn đề.
Ví dụ: các công ty nên phân chia các nhóm thực hiện di chuyển sang cơ sở hạ tầng đám mây và các nhóm thử nghiệm các ứng dụng di động, chatbot, blockchain hoặc IoT song song với nhau.
9. Thiếu tốc độ
Chỉ 4% số người được hỏi trong cuộc khảo sát của Wipro Digital cho biết họ ý thức được rõ ràng về một nửa số tiền đầu tư cho chuyển đổi số của họ trong vòng một năm, và phần lớn những người này nói rằng công ty của họ phải mất hai đến ba năm để thấy ít nhất một nửa số đầu tư này thực sự được sử dụng.
Quy mô và tốc độ của chuyển đổi số khiến tăng thêm phức tạp cho vấn đề, kéo dài khoảng cách giữa người chơi mới và các đối thủ. Chẳng hạn, các công ty đang chuẩn bị ra mắt phiên bản dịch vụ số thứ 2 phát hiện ra mình đang phải cạnh tranh với các phiên bản 7 8.
Quy mô hay hiệu ứng mạng có thể khiến cho thất bại thậm chí còn nặng nề hơn.
10. Thiếu nhân sự tài năng
Chuyển đổi kỹ thuật số đòi hỏi rất nhiều ở kỹ năng nhân sự, với các kỹ sư phần mềm được đào tạo về ngôn ngữ lập trình mới nhất và các nhà quản lý sản phẩm có thể hiểu được khách hàng muốn gì ở một trợ lý ảo. Các công ty đang phải trả một khoản tiền “khủng” cho các lập trình tối ưu trải nghiệm người dùng, các kỹ sư DevOps, nhà khoa học dữ liệu và các chuyên gia trí tuệ nhân tạo – nếu họ có thể được những người này.
Trong bối cảnh hiện nay. cầu đang vượt xa cung, và hầu hết các doanh nghiệp khó có thể thu hút các nhà phát triển phần mềm, quản lý sản phẩm và các chuyên gia công nghệ trước những tên tuổi công nghệ hàng đầu.
11. Thiếu tính liên tục
Bạn có thể đã chứng kiến những trường hợp thay đổi hoàn toàn chiến lược và tên tuổi 1 thương hiệu khi thực hiện chuyển đổi số. Tác động của việc chuyển đổi như vậy rất khó để định lượng, nhưng họ có xu hướng tiếp tục lặp lại các bước tương tự.
Các leader cấp senior có xu hướng không muốn kế thừa quá trình chuyển đổi. Họ muốn bắt đầu lại từ đầu để để lại dấu ấn của riêng mình.
Ngoài ra việc CIO và nhân viên “nhảy việc” (cả tự nguyện và không tự nguyện), cũng khiến các doanh nghiệp ít có cơ hội thực hiện các chiến lược kỹ thuật số tham vọng.
12. Tập trung sai mục tiêu
Sử dụng các tiến bộ công nghệ để đối chọi với các đối thủ mà họ đã cạnh tranh trong nhiều thập kỷ thường rất có sức hút. Các ngân hàng, ví dụ, thường có xu hướng hướng sự cạnh tranh đến các ngân hàng khác. Tuy nhiên, các tên tuổi mới nổi từ những lĩnh vực khác – như Amazons hay Ubers – đôi khi lại là những mối đe dọa tiềm ẩn.
Do đó, tiêu chuẩn cạnh tranh nên được đặt ra bởi các lãnh đạo tổng thể, chứ không phải từ các công ty khác trong ngành.