Ngày nay, việc tạo một trang web chuyên nghiệp trở nên khá dễ dàng do có sự hỗ trợ của các Hệ thống quản lý nội dung (CMS) trên web. Tất nhiên, phát triển một trang web là một công việc nghiêm túc và đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng về các công nghệ và tài nguyên phát triển web theo xu hướng. Tuy nhiên, việc lựa chọn nền tảng CMS sẽ phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và loại trang web bạn cần để thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Có khá nhiều tùy chọn CMS có sẵn trên web. Tuy nhiên, hầu hết các trang web được cung cấp bởi bốn nền tảng chính: WordPress, Joomla, Magento và Drupal.
Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng các trang web được chạy trên một CMS cụ thể là sẽ luôn an toàn và không đáng bị hack. Nhưng, bạn phải luôn ghi nhớ rằng các trang web luôn có nguy cơ bị xâm phạm. Hầu hết các vi phạm bảo mật không nhằm mục đích đánh cắp dữ liệu, mà kẻ tấn công muốn sử dụng máy chủ để chuyển tiếp email nhằm spam hoặc thiết lập máy chủ web tạm thời để phục vụ các file bất hợp pháp.
Là chủ sở hữu trang web, thật đáng sợ khi phải chứng kiến toàn bộ công việc của mình bị thay đổi. Do đó, hãy dành thời gian để bảo vệ trang web của chính mình. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ trang web dựa trên CMS khỏi tin tặc.
1. Tránh sử dụng Default Admin làm mật khẩu hoặc tên
Tin tặc thường cố gắng truy cập vào các trang web bằng cách đoán tên người dùng và mật khẩu mặc định. Điều này có nghĩa nếu bạn vẫn đang sử dụng “admin” làm tên người dùng cùng với mật khẩu khá dễ đoán cho trang đăng nhập quản trị viên, trang web sẽ có cơ hội bị hack cao hơn. Các tin tặc có thể sử dụng các cuộc tấn công Brute force, sau đó nhập một tổ hợp tên người dùng, mật khẩu không giới hạn cho đến khi chúng tìm thấy một mật khẩu chính xác.
Cho dù bạn đang sử dụng nền tảng CMS nào đi chăng nữa, hãy luôn nhớ thay thế tên người dùng nhằm bảo mật tốt hơn. Ngoài ra, đảm bảo mật khẩu là duy nhất, dài và khó đoán. Mật khẩu của bạn phải là sự kết hợp của bảng chữ cái, số và ký tự đặc biệt. Bạn thậm chí nên sử dụng chữ in hoa và in thường nhằm khiến hacker khó xâm nhập vào trang web hơn nữa.
2. Chọn hạ tầng hosting thật tốt
Bạn nên tăng cường bảo mật của CMS bằng cách chọn một hạ tầng web hosting phù hợp và đáng tin cậy. Với rất nhiều tùy chọn lưu trữ web có sẵn trong hiện nay, việc chọn ra một lựa chọn tốt nhất khá khó khăn và phức tạp. Các start-up có thể sử dụng shared hosting vì nó cung cấp sự linh hoạt để tận hưởng tài nguyên không giới hạn với mức giá tiết kiệm. Tuy nhiên, tốt nhất là chọn một hosting có thể cung cấp tốc độ tải ấn tượng, các tính năng bảo mật mạnh mẽ và đi kèm một loạt các tính năng hữu ích khác.
Bạn nên chọn một dedicated server, VPS hoặc cloud server thay vì chọn shared hosting, vì các giải pháp này có các tính năng bảo mật tốt hơn nhiều và cũng sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn trong trường hợp trang web bị hack.
3. Luôn cập nhật nền tảng
Đảm bảo nền tảng và các script đã cài đặt được cập nhật là một trong những cách bảo vệ trang web khỏi mọi vi phạm bảo mật khá hiệu quả. Hầu hết các công cụ được phát triển dưới dạng các chương trình nguồn mở, do đó code của chúng hầu hết luôn sẵn có. Điều này giúp tin tặc dễ dàng tìm ra các lỗ hổng bảo mật tạo cơ hội kiểm soát trang web bằng cách khai thác nền tảng.
Ví dụ bạn có một trang web trên WordPress, bất kỳ plugin nào của bên thứ ba đã cài đặt hoặc cài đặt WordPress cơ bản đều rất dễ bị vi phạm bảo mật. Do đó phải luôn đảm bảo rằng bạn cập nhập phiên bản mới nhất của nền tảng cũng như các script được cài đặt. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro bị tấn công. Người dùng WordPress rất dễ dàng nhận biết được bản cập nhật mới bằng cách đăng nhập vào trang web, tìm biểu tượng cập nhật ở góc trên bên trái ngay bên cạnh tên trang web.
4. Sử dụng two-factor authentication
Tại sao nên sử dụng xác thực hai bước khi bạn đã có tên người dùng và mật khẩu an toàn? Lý do đơn giản là việc có tên người dùng và mật khẩu an toàn không làm cho trang web hoàn toàn an toàn trước các cuộc tấn công độc hại. Bạn có thể sử dụng xác thực hai bước để đưa tính bảo mật của trang web của bạn lên một cấp độ cao hơn bằng cách thêm vào một lớp bảo mật. Cụ thể ban đầu bạn sẽ phải nhập tên người dùng và mật khẩu, sau đó bạn sẽ được yêu cầu nhập mã bảo mật đặc biệt được tạo trong mỗi 30 giây.
Thực hiện xác thực 2 bước bằng cách chọn tiện ích mở rộng hoặc plugin có liên quan đến nền tảng CMS sau đó nâng cao bảo mật cho trang đăng nhập quản trị.
5. Sử dụng kết nối được mã hóa SSL/ HTTPS
Bạn có thể tăng cường bảo mật trang web bằng cách sử dụng các kết nối được mã hóa SSL/ HTTPS. URL không được mã hóa bắt đầu bằng http:// sẽ khiến trang web dễ bị tấn công bảo mật hơn. Việc kết nối được mã hóa bất kể nền tảng CMS nào đang sử dụng sẽ giúp bạn ngăn chặn trang web khỏi tin tặc. Khi bạn sử dụng các kết nối được mã hóa, bạn có thể thay đổi URL thành https:// có thêm một lớp bảo mật. Lớp cổng bảo mật (SSL) sẽ bảo mật tất cả thông tin giữa máy chủ và máy khách.
Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng Magento CMS, các bước để mã hóa trang web như sau:
Đăng nhập vào Admin Page > Click on Systems > Configuration > General > Web > Secure.
Ở đó, bạn sẽ thay đổi cài đặt URL cơ sở từ http:// thành https:// và sau đó nhấp vào ”Yes” để lưu các thay đổi vừa thực hiện.
Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng trang web luôn được sao lưu. Việc sao lưu thường xuyên sẽ đảm bảo dữ liệu vẫn an toàn. Hãy điều chỉnh tất cả các phương pháp được liệt kê ở trên để đảm bảo rằng trang web của bạn an toàn trước các tin tặc.